PHONG CÁCH TỐI GIẢN – MINIMALISM STYLE
Với phong cách thiết kế tối giản, không cần quá nhiều nội thất, đường nét, màu sắc nhưng không gian vẫn đáp ứng được yếu tố thẩm mỹ.
Minimalism (phong cách tối giản) đang là một trong những xu hướng thiết kế nội thất được ưa chuộng nhất hiện nay. Thiết kế tối giản không có nghĩa là đơn điệu, sơ sài mà vẫn phải mang đến sự hài hòa trong cách kết hợp và có tính thẩm mỹ cao. Hiện nay, những không gian sống theo phong cách này đều tuân thủ các nguyên tắc về đường nét, ánh sáng, màu sắc và nội thất tối ưu. Vậy phong cách tối giản là gì? cùng Padeco tìm hiểu nhé!
Nếu có dịp được sống và làm việc ở xứ sở Phù Tang, bạn sẽ cảm nhận được nhịp sống hối hả nơi đây. Tuy nhiên cuộc sống của cư dân xứ mặt trời mọc vẫn luôn “healthy” và “balance”. Lối sống tiết kiệm, tối giản của người Nhật, không phải ngẫu nhiên, được cả thế giới ngưỡng mộ. Họ biết cách để lại bao bộn bề công việc trong hộc bàn làm việc. Nguyên tắc 5S của họ khiến mọi thứ luôn ở đúng chỗ, ngay cả những “tạp niệm” không thành hình. Và người Nhật cũng thích ngồi thiền nửa giờ trong một không gian được decor tối giản. Những người trẻ chúng ta trước ngưỡng cửa sự nghiệp lẫn gia đình, có lẽ cần hơn ai hết. Cần bỏ bớt những thứ được cho là rườm rà để tạo nên những khoảng trống cho chính mình.
Phong cách tối giản là gì?
Người đặt nền móng cho phong cách nội thất tối giản chính là kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969). Trong suốt quá trình làm việc của mình, ông luôn đề cao tiêu chuẩn của một thiết kế tối giản nằm ở không gian đơn giản, tinh tế chú trọng vào các đường thẳng, mặt phẳng và những góc vuông. ”Less is more” (càng ít càng tốt) chính là châm ngôn nổi tiếng của kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe giúp định hình phong cách này trong thiết kế nội thất.
Kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) – cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản
Mặc dù nhiều người đã từng nghe đến phong cách tối giản nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này trong thiết kế nội thất. Tối giản có thể hiểu là đơn giản hết mức có thể, giảm thiểu những thứ không cần thiết để tạo không gian gọn gàng, thoáng đãng. So với nhiều phong cách thiết kế khác, phong cách tối giản đẹp vì chúng được tạo lập bởi toàn bộ không gian chứ không chỉ riêng những món đồ nội thất hay họa tiết trang trí. Điểm nổi bật của phong cách tối giản chính là đường nét cấu trúc rõ ràng, hệ thống nội thất được giảm thiểu tối đa, cùng với đó là sự kết hợp thông minh.
Những yếu tố tạo nên không gian nội thất tối giản
Để có thể tạo lập một không gian sống theo phong cách tối giản, có 5 yếu tố cơ bản mà bạn nên lưu ý:
Less is more (Càng ít càng tốt)
Như đã nói, điểm độc đáo khiến phong cách thiết kế tối giản được ưa chuộng chính là sự đơn giản và tinh tế. Chính vì vậy, châm ngôn ”less is more” của kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe là nguyên tắc đầu tiên mà bạn nên tuân thủ. Theo nguyên tắc này, những chi tiết không cần thiết sẽ được giảm thiểu để mang đến không gian gọn gàng, thoáng đãng.
Hệ thống nội thất trong không gian sẽ được hạn chế hết mức có thể. Thay vì lựa chọn nhiều món đồ nội thất với các công dụng khác nhau, bạn chỉ nên giữ lại những sản phẩm thật sự cần thiết hoặc được tích hợp nhiều công năng cùng một lúc. Ngoài ra, đường nét trong thiết kế cũng là điều bạn nên chú ý. Các bề mặt phẳng, đường thẳng có càng ít hoa văn cầu kỳ sẽ càng phù hợp cho không gian sống tối giản.
Nội thất tối giản
Trong một không gian tối giản, các món đồ nội thất như bàn ghế, tủ bếp, kệ TV… luôn được tinh giản tối đa. Khi lựa chọn đồ nội thất, người ta thường ưu tiên những sản phẩm không có các chi tiết rườm rà và đặc biệt là phải đáp ứng đầy đủ cách chức năng và nhu cầu sử dụng của gia chủ. Ví dụ, thay vì chọn mua những chiếc kệ tủ đơn xếp đầy trong phòng khách, bạn nên ưu tiên các hệ tủ có kết nối để hạn chế các chi tiết thừa vừa chật chội vừa rối mắt.
Lựa chọn tông màu trung tính
Giống như hầu hết các phong cách thiết kế, màu sắc đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập không gian theo mong muốn của gia chủ. Với phong cách tối giản, bạn nên hạn chế màu sắc, không nên dùng quá nhiều gam màu trong cùng một không gian. 3 là số lượng gam màu mà bạn có thể sử dụng, bao gồm: màu chủ đạo, màu nền và màu làm điểm nhấn.
Tông màu đặc trưng mang thương hiệu phong cách tối giản những là các tông trung tính, đơn sắc như: ghi, trắng, xám, nâu, kem… Đây là những tông màu có sắc thái nhẹ nhàng, tự nhiên nên vô cùng thích hợp để làm màu chủ đạo cho toàn bộ ngôi nhà. Chưa hết, những tông màu này không chỉ giúp mang lại vẻ đẹp trang nhã, sang trọng cho không gian mà còn giúp làm tôn lên nội thất và các chi tiết trang trí xung quanh.
Sử dụng ánh sáng làm điểm nhấn
Vì các yếu tố nội thất, màu sắc, họa tiết trang trí đã được tối giản hết mức có thể, vì vậy, để không gian sống không quá đơn điệu, việc sử dụng ánh sáng là vô cùng quan trọng trong thiết kế tối giản. Tận dụng ánh sáng tự nhiên là phương án được nhiều người sử dụng bởi chúng luôn thay đổi để tạo ra luồng sáng khác biệt giúp tôn lên đường nét không gian và cả nội thất trong căn phòng theo các thời điểm trong ngay.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng ánh sáng nhân tạo từ đèn chùm, đèn cây, đèn LED,… để góp phần làm điểm nhấn nổi bật cho toàn bộ không gian. Tuy nhiên, bạn cũng nên chọn lọc cẩn thận hình dạng và thiết kế của chúng vì có thể ảnh hưởng đến toàn bộ ”tone&mood” của ngôi nhà.
Phong cách tối giản đang là xu hướng nở rộ trong thiết kế nội thất, là sự lựa chọn hoàn hảo cho các gia chủ ưa chuộng lối sống hiện đại và tinh tế. Để có được một không gian sống tối giản như mơ, bạn có thể tìm đến các đơn vị thiết kế để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất.
Nguồn: https://kenh14.vn/phong-cach-minimalism-trong-thiet-ke-noi-that-ve-dep-tinh-te-trang-nha-tu-su-don-gian-20220620135724564.chn
Tại sao…ít lại là nhiều?
NHU CẦU SỐNG TỐI GIẢN THỜI HIỆN ĐẠI
Từ xu hướng “sống ít- sống đủ”…
thumnail
Thời gian gần đây, Chủ nghĩa Tối Giản (Minimalism) đang lan rộng từ người trẻ đến giới trung niên. Cô chiêu cậu ấm càng sớm dấn thân vào đời, càng cảm nhận rõ trong tâm trí dần nặng nề bức bối. Ngay cả những điều giản đơn, những thứ nhỏ nhặt cũng làm người ta phải khó chịu. Một quyển sách đặt sai chỗ, một góc tường đầy những gạch đầu dòng trên giấy stick…Những Minimalist sẽ tìm cách thanh lý tủ đồ, tối thiểu hóa đồ đạc cá nhân của mình. Bởi lẽ, họ tin rằng càng ít đồ sẽ càng ít bộn bề cho tâm trí vốn chật chội. Phong cách Minimalism trong đời sống đi liền với tiêu chí “sống ít” – “sống đủ” – “sống tiết kiệm”!
…đến trường phái thiết kế cùng triết lý ” less is more “.
Bên cạnh suy nghĩ và lối sống, phong cách Minimalism trong nhà ở cũng trở nên phổ biến hơn. Với đặc trưng thiết kế là không gian mở với những gian phòng rộng rãi tràn ngập ánh sáng. Nội thất cũng được tối giản hóa, không có sự xuất hiện của những chi tiết thuần tính trang trí. Điều đó làm cho ngôi nhà thực sự giúp gia chủ đắm mình trong không gian của riêng họ.
PHONG CÁCH TỐI GIẢN: LESS IS MORE!
Sự ra đời của Minimalism- Chủ nghĩa Tối Giản
Sau thế chiến thứ 2, những nước phương Tây có sự thay đổi đáng kể trong nhận thức nghệ thuật. Con người tìm đến sự đơn giản thay cho sự cầu kỳ trước kia. Quan điểm nghệ thuật này bắt nguồn từ những bức họa của Mark Rothko và nhanh chóng đồng nhất với các lĩnh vực khác.
Trong lĩnh vực kiến trúc, cha đẻ của triết lý “less is more” là KTS Ludwig Mies van der Rohe. Bậc thầy kiến trúc người Đức đã xây dựng nền móng cho phong cách tối giản phát triển. Các công trình thiết kế của ông cho đến nay vẫn là những case study gối đầu của các Minimalist hiện đại.
Đặc điểm trang trí “đơn giản đến tối giản”
“Sạch sẽ” – “trật tự” – “đơn giản” là ba tính từ nằm lòng trong giới thiết kế của phong cách Minimalism. Họ đi theo kim chỉ nam “Tối giản có thể hiểu là đi đến tận cùng sự đơn giản, đơn giản hết mức có thể”. Chính vì thế, Minimalism được tối giản hóa ở cả không gian, đường nét, màu sắc, nội thất… theo tiêu chí chặt chẽ, chiết khúc và tràn ngập ánh sáng.
Không gian là linh hồn của kiến trúc chính vì vậy nó mang lại giá trị cơ bản của vẻ đẹp thẩm mỹ.
Phong cách tối giản mang lại cảm nhận tĩnh lặng thuần khiết khi kết hợp mảng tường, đường thẳng và những hình khối cơ bản. Từ sự tinh tế trong cách sắp xếp và xây dựng tạo cho người ở cảm giác sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Nếu bạn đang sở hữu cuộc sống độc thân, vui vẻ và cần tô điểm sự tinh tế. Minimalism là không gian dành riêng cho bạn.
Màu sắc trong Minimalist Style
Màu trắng được biết đến như biểu tượng của phong cách Minimalism. Màu trắng khiến liên tưởng đến sự sạch sẽ, tinh tế để tạo cảm giác “đâu vào đấy” cho cả căn nhà. Tuy nhiên, màu sắc này cũng dễ mang đến cảm giác lạnh lẽo và trống trải. Vì thế, các nhà thiết kế thường sử dụng đan xen với vật dụng có màu kem, xám, vàng…Các tông màu này cân bằng sự trơ trọi của sắc trắng nhưng vẫn giữ nguyên sự tinh tế cho ngôi nhà. Dưới đây là thiết kế căn hộ Minimalism điển hình của team Fedic, giúp bạn có cái nhìn rõ hơn:
TÔI GIẢN MÀ KHÔNG ĐƠN ĐIỆU
“Less is more” cùng khoảng không sáng tạo
Theo nghiên cứu cho thấy, chúng ta sắp xếp nhiều đồ dùng trong nhà vì sợ nó đơn điệu. Nhưng ý nghĩa của phong cách Minimalism lại đối lập với điều đó. Tối giản để đề cao sáng tạo, chừa khoảng không cho những suy nghĩ mở của con người.
Thêm vào đó, chủ nhà có thể chọn lựa thêm vài vật dụng để tô điểm cho ngôi nhà cũng như thể hiện cá tính riêng. Tranh canvas, đèn bàn… là những gợi ý tuyệt vời. Tuy nhiên, khi chọn bất kỳ vật dụng nào, người thiết kế phải luôn ghi nhớ 2 tiêu chí: vừa đủ và hợp màu sắc.
Để “less is more” không trở thành “too much”…
Việc sử dụng các vật dụng mang khuynh hướng Scandinavian trong ngôi nhà chủ đạo Minimalism sẽ tạo được những điểm nhấn nổi bật. Khác hẳn với hai sự kết hợp trên, Minimalism và Industrial dường như khó tìm được điểm chung ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, cả hai phong cách đều hướng về sự hiện đại. Vậy sao bạn không thử kết hợp bàn ghế, chiếc đèn “công nghiệp” với sự thanh lịch chủ đạo của Minimalism? Chắc chắn ngôi nhà được sắp xếp khéo này sẽ thêm phần năng động, trẻ trung hơn nhiều.
“TIPS” SỐNG “LESS IS MORE” DÀNH CHO CHỦ NHÀ
“Less is more” – sống tối giản nhưng không đơn giản. Tuy nhiên chỉ với 3 bước sau đây Fedic sẽ giúp bạn dọn dẹp ngăn nắp cả “không gian sống” lẫn “mớ bừa bộn” trong tâm trí !
Bước 1. Hãy bắt đầu bằng việc SỐNG VỪA ĐỦ!
Bạn hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu nhiều hơn về trường phái “less is more”. Sống tối giản là cả một “lối sống” và cần thời gian để tư duy bừa bộn kịp thay đổi.
Và bạn sẽ chính thức trở thành một “minimalist-tín đồ tối giản” khi nào không hay! Thời điểm đó chính là lúc, bạn thức giấc vào một buổi sáng và chợt nhận ra: hôm nay là thứ hai…nhưng mình không còn mệt mỏi nữa rồi!
Bước 2: Tạo nên không gian sống tối giản và lan truyền cảm hứng
Hãy bắt đầu tạo nên không gian đậm chất Minimalism của riêng mình. Nếu bạn có một căn hộ thô hay phòng trống chưa được decor thì việc lên ý tưởng, bố trí nội thất sẽ dễ dàng hơn.
Fedic đã nói về màu sắc, bố trí không gian lẫn lối decor “mix and match”.. Nên không gian này giờ là của bạn, hãy “tối giản” nó theo cách riêng của mình!
Bước 3: Chọn lọc lại vật dụng và đồ dùng phù hợp
Các vật dụng hằng ngày như quần áo, sách vở..bạn có thể chia thành 3 nhóm: Không cần dùng- Ít sử dụng- Sử dụng thường xuyên.
Với nhóm vật dụng “không cần dùng”, bạn đừng ngần ngại “chuyển hộ khẩu” chúng lên Chotot hay FB Market hoặc đơn giản là …cho vào sọt! Nhóm đồ ít sử dụng nên được sắp xếp gọn gàng, cất vào ngăn kéo, nhà kho và dán thẻ phân loại. Với những vật dụng phải sử dụng hằng ngày, bạn hãy đặt chúng ngăn nắp ở nơi dễ tìm, dễ lấy, dễ trả lại nhé!
Khi nhà cửa bừa bộn, bản thân chủ nhân ngôi nhà cũng không thể “trật tự” trong suy nghĩ. Chính vì thế, việc dọn dẹp ngôi nhà cũng chính là cách để tối giản hoá suy nghĩ của mình. Qua 3 bước “đơn giản”, bạn sẽ phần nào cảm nhận được những giá trị mà phong cách Minimalism mang lại.
Với những chia sẻ và kiến thức trên, Fedic mong muốn đem đến cho bạn suy nghĩ mới về lối sống tối giản, hiện đại “less is more”. Nếu bạn đã sẵn sàng với ý tưởng cho tổ ấm của mình hãy bắt đầu ngay nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian của mình cho bài viết này. Nếu bạn thực sự yêu thích nó, đừng quên để lại đánh giá và bình luận phía bên dưới nhé!